CÁC CÁCH PHÂN LOẠI SỎI MẬT

Trang chủTin tứcCÁC CÁCH PHÂN LOẠI SỎI MẬT

Sỏi Mật là căn bệnh gây nên rất nhiều đau đớn, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống của bệnh nhân. Cần nhận biết các cách phân loại sỏi mật sau để nắm được loại sỏi mình mắc có phải sỏi mật không, từ đó có cách phòng bệnh và điều trị kịp thời!

1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành

  • Sỏi cholesterol: Được hình thành do quá dư thừa cholesterol (cholesterol chiếm trên 70% lượng dịch mật), cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay.
  • Sỏi sắc tố: Thành phần sỏi chủ yếu là Bilirubin và các muối canxi (hàm lượng cholesterol dưới 30%), thường hình thành do nhiễm trùng mãn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều).
  • Sỏi hỗn hợp: Được tạo thành khi hàm lượng cholesterol chiếm 30% – 70% dịch mật.

2. Phân loại theo vị trí

  • Sỏi túi mật: Sỏi nằm trong túi mật.
  • Sỏi ống mật chủ: Sỏi nằm trong ống mật chủ.
  • Sỏi gan (sỏi ống mật gan): Sỏi nằm gần gan và cổ của ống mật chủ.

Ngoài ra thì bùn mật và sỏi bùn túi mật là dạng khởi đầu của sỏi mật. Sỏi mật lúc đầu ở dạng bùn rời rạc, quá trình co bóp túi mật tự đẩy bùn ra nhưng nếu không đẩy ra hết thì lâu ngày bùn sẽ kết tinh lại dưới dạng khối cứng hơn và sỏi mật hình thành.

Lưu ý: Thời gian và cách điều trị bệnh sỏi mật có thể khác nhau đối với các loại sỏi mật khác nhau.

 

 

0888 31 2525

0